Đường lưỡi bò là gì? Xuất hiện từ khi nào?

Nhiều năm gần đây, khái niệm đường lưỡi bò đang dần quen thuộc với người Việt Nam. Đặc biệt, khi thương hiệu thời trang H&M đã bị tẩy chay do đăng tải hình ảnh bản đồ Trung Quốc có hình đường lưỡi bò. Vậy đường lưỡi bò là gì, hãy cùng daysinnhershey.com giải đáp câu hỏi đó trong bài viết dưới đây.

I. Đường lưỡi bò là gì?

Hình ảnh đường lưỡi bò do Trung Quốc đơn phương đăng tải trong bản đồ địa lý năm 2009
Đường lưỡi bò hay còn được gọi là đường chín đoạn, đây là ranh giới ở khu vực biển Đông có hình dáng giống với lưỡi của con bò và xuất hiện trong bản đồ địa lý mà Trung Quốc tự đơn phương đăng tải năm 2009.
Theo như bản đồ đó, đường lưỡi bò xuất phát từ vịnh Bắc Bộ của Việt Nam kéo dài xuống tận phía nam, đi qua vùng biển của hai quốc gia là Malaysia và Philippines, kết thúc tại vùng biển phía Đông Nam của Đài Loan. Như vậy có thể thấy, theo mô tả như đường lưỡi bò thì quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của nước ta hoàn toàn thuộc về lãnh thổ Trung Quốc, điều này hoàn toàn trái với những tài liệu mà sử sách ghi lại từ trước cho đến nay.
Việc Trung Quốc đơn phương đang tải hình ảnh có chứa đường lưỡi bò đã vấp phải sự chỉ trích từ dư luận quốc tế. Bởi theo bản đồ đó, các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei chỉ còn khoảng 25% diện tích của biển Đông, trong khi đó Trung Quốc chiếm đến 75% diện tích.
Tuy nhiên, không phải đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Trước đó, năm 1948, đường lưỡi bò đã được công khai trong Bản đồ khu vực hành chính của Trung Hoa dân quốc, nó bao gồm 11 đoạn không liền mạch bao trọn hầu hết diện tích của biển Đồng. Thế nhưng, đến năm 1939, chính quyền Trung Hoa dân quốc bị đánh bại và bàn đồ có hình đường lưỡi bò đã bị bỏ quên.
Vài năm sau, đến năm 1953, đường lưỡi bò một lần nữa được chính quyền Trung Hoa phê duyệt từ 11 đoạn xuống con 9 đoạn nhưng phần ranh giới lại được mở rộng và lấn sâu hơn trong khi không có 1 dẫn chứng lịch sử nào giải thích cho vấn đề này. Đến năm 2009, Trung Quốc chính thức đưa ra bản đồ có hình đường lưỡi bò công khai với toàn thế giới mang theo tham vọng thôn tính biển Đông.

II. Đường lưỡi bò có hàm ý như thế nào?

Đường lưỡi bò thể hiện ham vọng chiếm biến Đông, đặc biệt là 2 quần đáo Hoàng Sa và Trường Sa
Việc Trung Quốc đơn phương đăng tải hình ảnh bản đồ có chứa đường lưỡi bò giống như lời tuyên bố về việc tranh chấp biển Đông, lãnh thổ của Việt Nam. Như đã đề cập khi giải thích đường lưỡi bò là gì? Quốc gia này muốn khẳng định 2 quần đảo Hoàng Sao, Trường Sa là của Trung Quốc. Một loạt những hành động sau đó đã thể hiện rõ ý đồ, tham vọng của Trung Quốc.
Năm 2014, họ không những khai thác trái phép mà còn đặt giàn khoan một cách phi pháp trên lãnh thổ của Việt Nam. Sự kiện này đã đẩy việc tranh chấp lãnh thổ lên đến đỉnh điểm, đánh động tới các quốc gia khác trên thế giới.
Đến năm 2016, Trung Quốc đã thua Philippines trong vụ kiện đòi chủ quyền thì đường lưỡi bò mới lắng xuống. Song, với việc bị trọng tài Liên hiệp ước Quốc tế phê phán hành động đưa ra đường lưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn vô lý, chính quyền quốc gia tỷ dân này vẫn không ngừng nuôi dã tâm thôn tính biển Đông.
Trong các cuốn sách dạy học, các bộ phim, tranh ảnh có mức độ bao phủ rộng, Trung Quốc vẫn đưa đường lưỡi bò vào để khẳng định chủ quyền một cách bất chấp. Vì thế mà nhiều bộ phim Trung Quốc đã bị cấm chiếu ở Việt Nam do có hình ảnh của đường lưỡi bò.

III. Đường lưỡi bò có được quốc tế công nhận?

Cho đến nay đường lưỡi bò vẫn chưa được quốc tế công nhận
Từ khi Trung Hoa dân quốc công bố ranh giới đường lưỡi bò từ năm 1947 cho đến nay thì họ vẫn chưa bao giờ chính thức chứng minh được tính chân thực của đường chín đoạn đó.
Như đã thông tin khi giải giải đường lưỡi bò là gì, dù chưa được công nhận về đường chín đoạn nhưng Trung Quốc vẫn có nhiều hành động bên trong đường lưỡi bò như khảo sát vùng biển của Malaysia năm 1983, quy định tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ đường đường lưỡi bò năm 2006…
Đã nhiều lần phía Trung Quốc đưa ra một số tư liệu lịch sử cho thấy đường chín đoạn thuộc thế họ. Thế nhưng, những tư liệu này khó có thể biện minh cho sự thiếu hệ thống tọa độ, tính chất tùy tiện cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã lỗi thời.
Tháng 3 năm 2009, tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông tổ chức tại Hà Nội, sau khi phân tích những quan điểm của Trung Quốc, thì đại diện của Việt Nam ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã khẳng định đường chín đoạn vi phạm công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình bản đồ có đường lưỡi bò lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc năm 2009 thì Việt Nam Malaysia và Indonesia đã bác bỏ.
Đến ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines đã gửi thư lên Liên hợp Quốc phản đối yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông, theo đó tuyên bố chủ của Trung Quốc ở biển Đông là không đúng với luật quốc tế.
Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã hiểu được đường lưỡi bò là gì. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn cũng như những người dân Việt Nam khác hãy thể hiện tinh thần yêu nước bằng việc phản đối đường lưỡi bò và báo cho các cấp liên quan khi thấy hình ảnh đường lưỡi bò được chia sẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.